Từ ngày 1/10/2021 tới đây, thủ tục đăng kiểm kiểm định xe cơ giới, đặc biệt với ô tô kinh doanh vận tải sẽ có nhiều điểm mới theo quy định tại Thông tư 16/2021 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành.
Thông tư mới này có nhiều nội dung mới liên quan đến việc đăng kiểm ô tô, như khi đi đăng kiểm ô tô lần đầu, cũng như định kỳ – không còn phải xuất trình bảo hiểm xe như quy định cũ, mà chỉ cần xuất trình giấy tờ về đăng ký xe hoặc giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe.
1. Ô tô dính ‘phạt nguội’ vẫn được đăng kiểm, thời hạn 15 ngày
Bắt đầu từ ngày 1.10.2021, theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 16/2021, các trường hợp xe vi phạm giao thông nhưng quá hạn không chấp hành giải quyết vi phạm, nộp phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019 của Chính phủ vẫn được các trung tâm đăng kiểm tiếp nhận kiểm định xe. Khi kiểm định đạt yêu cầu, các trường hợp này chỉ được cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày.
Bên cạnh đó, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 16/2021 cũng nêu rõ các trường hợp xe vi phạm giao thông nhưng quá hạn không chấp hành giải quyết vi phạm, nộp phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019 của Chính phủ sẽ bị đưa vào mục cảnh báo trên hệ thống phần mềm quản lý trực tuyến về kiểm định xe giới được dùng cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Tăng thời hạn đăng kiểm ô tô kinh doanh vận tải
Xe kinh doanh vận tải đến 9 chỗ kiểm định lần đầu có chu kỳ 24 tháng, tức tăng 6 tháng so với quy định tại Thông tư 70/2015. Các chu kỳ tiếp theo là 12 tháng/lần (tăng 6 tháng). Dẫu vậy, việc này chỉ áp dụng đối với xe mới hoặc sử dụng chưa đến 5 năm. Với xe sử dụng trên 5 năm, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 6 tháng/lần như hiện nay.
3. Bỏ yêu cầu xuất trình bảo hiểm TNDS khi đăng kiểm
Từ 1/10, các chủ xe không cần phải xuất trình bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc như trước đây khi đưa ô tô đi đăng kiểm lần đầu cũng như định kỳ.
Khi đăng kiểm ô tô lần đầu, thủ tục gồm: xuất trình giấy đăng ký xe (bản chính hoặc giấy hẹn đăng ký được cấp bởi phòng cảnh sát giao thông, hoặc bản chính đang thế chấp của tổ chức tín dụng, ngân hàng), tiếp đó là bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý), nộp bản chính chứng nhận kiểm định cải tạo đối với trường hợp xe hoán cải.
Đối với ô tô đăng kiểm định kỳ, chủ xe chỉ phải xuất trình giấy đăng ký xe (bản chính, giấy biên nhận thế chấp bản chính tại tổ chức tín dụng, hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe với trường hợp xe sang tên đổi chủ). Bảo hiểm TNDS không còn cần đối với thủ tục đăng kiểm nhưng đây vẫn là giấy tờ bắt buộc để xe lưu hành hợp lệ trên đường.
4. Xe kinh doanh vận tải được cấp mẫu tem mới
Cùng với quy định về tăng thời hạn đăng kiểm, để tạo thuận tiện trong việc nhận diện, Thông tư 16/2021/TT-BGTVT cũng bổ sung quy định về mẫu tem kiểm định mới để phân biệt giữa ô tô có kinh doanh vận tải và ô tô không kinh doanh vận tải. Cụ thể, từ ngày 1.10 tới, xe ô tô các loại đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải sẽ dán mẫu tem kiểm định có màu vàng cam.
5. Xe kinh doanh vận tải phải khai báo
Từ trước đến nay, khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe không cần phải khai báo về việc xe được sử dụng kinh doanh vận tải.
Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 16/2021 bắt đầu từ ngày 1.10.2021, chủ xe có trách nhiệm khai báo về việc kinh doanh vận tải vào phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 16/2021.
Đối với ô tô đăng kiểm định kỳ, chủ xe chỉ phải xuất trình giấy đăng ký xe (bản chính, giấy biên nhận thế chấp bản chính tại tổ chức tín dụng, hoặc giấy hẹn cấp đăng ký xe với trường hợp xe sang tên đổi chủ). Bảo hiểm TNDS không còn cần đối với thủ tục đăng kiểm nhưng đây vẫn là giấy tờ bắt buộc để xe lưu hành hợp lệ trên đường.
Tìm hiểu thêm: Cho thuê xe tải chở hàng TPHCM, Dịch vụ vận chuyển hàng hoá nội thành TPHCM.
Nguồn: https://baomoi.com/ – Tác giả: Thục Anh